Bởi: TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu Môi trường Kinh doanh và Năng lực Cạnh tranh, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)
Vào năm 2023, nền kinh tế số ở khu vực Đông Nam Á ước tính đã tăng trưởng 11% hàng năm, với các ngành du lịch và vận tải được dự kiến vượt quá mức trước đại dịch vào năm 2024.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển là một số thách thức cần vượt qua. Chính phủ các nước trong khu vực đang quan ngại về các hậu quả không mong muốn của việc áp dụng nhanh chóng công nghệ số và các sản phẩm, dịch vụ liên quan. Chính vì điều đó, các nhà hoạch định chính sách đang nhận ra tầm quan trọng của việc đánh giá vai trò và trách nhiệm, cũng như cập nhật pháp luật và quy định.
Phối hợp cùng với Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (Central Institute for Economic Management, gọi tắt là CIEM), Viện Nghiên cứu Công nghệ vì Cộng đồng (Tech For Good Institute, gọi tắt là TFGI) đã tổ chức một buổi chia sẻ nghiên cứu về các xu hướng trong đổi mới chính sách, cùng với đó là một buổi thảo luận chuyên sâu cùng với các cán bộ nhà nước, lãnh đạo doanh nghiệp, nhà khoa học, và đại diện các ngành về cách mà Việt Nam có thể xây dựng một môi trường quy định phản ứng nhanh chóng nhằm khuyến khích sự đổi mới.
Diễn giả và điều phối
Điều phối
- Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu Môi trường Kinh doanh và Năng lực Cạnh tranh, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)
- Ming Tan, Giám đốc Điều hành Sáng lập, Viện Nghiên cứu Công nghệ vì Cộng đồng
Diễn giả trong thảo luận bàn tròn:
- Ông Keith Detros, Giám đốc chương trình, Viện Nghiên cứu Công nghệ vì Cộng đồng
- Ông Võ Xuân Hoài, Phó Giám đốc, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (Bộ Kế hoạch – Đầu tư)
- Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển truyền thông IPS
- Bà Lưu Hương Ly, Trưởng phòng Pháp luật Dân sự, Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế, Bộ Tư pháp
- Ông Nguyễn Nhật Quang, Phó Chủ tịch, Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam
- Bà Phạm Kiều Oanh, Người sáng lập và Giám đốc điều hành, Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP)
- Trần Thọ Đạt, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội)
- Ông Phạm Xuân Hòe, Tổng thư ký, Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam
- Bà Trần Bình Minh, Phó Trưởng Ban nghiên cứu kinh tế ngành và lĩnh vực, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)
- Ông Nguyễn Võ Hưng, Trưởng ban Chính sách đổi mới sáng tạo, Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ
- Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)
- Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách
- TS Hồ Công Hòa, Phó Trưởng Ban nghiên cứu xã hội, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)
Những điểm chính
- Cải cách trong các ngành kinh tế trọng yếu sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số của Việt Nam
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO), nền kinh tế số Việt Nam đóng góp trung bình khoảng 12.62% cho GDP từ năm 2020 đến 2023. Quốc gia đã đặt mục tiêu kinh tế số đóng góp ít nhất 20% GDP vào năm 2025 và 30% vào năm 2023. Tuy nhiên, vẫn chưa có định nghĩa chuẩn về nền kinh tế số và một phương pháp thống nhất để ước lượng đóng góp của nó. Các thành viên đã đề xuất việc xây dựng một định nghĩa rõ ràng để có được sự đánh giá tốt hơn và các bằng chứng rõ ràng hơn, để từ đó có thể đưa ra các đề xuất kịp thời.
Trong khi ngành Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) hiện đang chiếm khoảng 70% của nền kinh tế số, mục tiêu của Việt Nam là số hóa các ngành kinh tế quan trọng để đóng góp cốt lõi của ICT giảm dưới dạng tỉ lệ tương đối. Nếu thành công, sự thay đổi này sẽ cho thấy rằng Việt Nam đang tối ưu hóa tiềm năng của giải pháp số và mô hình kinh doanh dựa trên công nghệ trong các lĩnh vực như nông nghiệp và dịch vụ.
- Đổi mới công nghệ và mô hình kinh doanh cần phải đi đôi với đổi mới chính sách
Các ứng dụng của giải pháp số đã xáo trộn các mô hình kinh doanh truyền thông, từ giao thông vận tải cho đến báo chí, kinh tế và tài chính. Cùng với đó là sự nổi lên của các vấn đề như lừa đảo, gian lận và thông tin sai lệch. Chính vì thế, điều này đòi hỏi một cách tiếp cận cân bằng dựa trên rủi ro để có thể giải quyết những thách thức mà không làm hạn chế sự đổi mới.
Với cơ chế quản lý thử nghiệm công nghệ tài chính đang trong giai đoạn dự thảo, các diễn giả nhấn mạnh về việc cân nhắc sử dụng cơ chế quản lý thử nghiệm như một phương pháp quản trị. Cơ chế thử nghiệm để đánh giá các điều luật và chính sách mới cũng được thảo luận, như trong trường hợp của Nghị quyết 98/2023/QH15 cấp cho thành phố Hồ Chí Minh các cơ chế và chính sách đặc biệt để thử nghiệm trước khi được triển khai trên phạm vi quốc gia.
- Thiết lập thị trường thông tin là một cơ hội quan trọng đối với Việt Nam.
Dữ liệu là một thành phần quan trọng của bất kỳ nền kinh tế số nào. Các thành viên tham gia nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc chia sẻ dữ liệu để thúc đẩy sự phát triển của các ngành liên quan đến công nghệ. Tuy nhiên, lượng dữ liệu trao đổi giữa các bên hoặc qua biên giới vẫn còn hạn chế. Một thị trường dữ liệu với sàn giao dịch và các điểm trao đổi được xác định rõ ràng và có trách nhiệm có thể giúp các doanh nghiệp cải thiện quyết định kinh doanh và hỗ trợ nghiên cứu, từ đó thúc đẩy các cơ hội kinh doanh mới, tạo ra những giá trị và phát triển kinh tế – xã hội.
Cùng với quyền riêng tư, chất lượng và an ninh dữ liệu, các cơ cấu quản trị như quy định, thực thi và sự minh bạch là cần thiết để xây dựng thị trường dữ liệu đáng tin cậy. Bước đầu tiên mà Việt Nam cần tiến hành để tạo điều kiện cho việc chia sẻ dữ liệu là phác thảo các chính sách về chia sẻ và bảo mật dữ liệu. Các yếu tố khác để phát triển một thị trường dữ liệu lành mạnh bao gồm cơ chế thử nghiệm dữ liệu, khả năng tương tác xuyên biên giới và dữ liệu mở của chính phủ để khuyến khích sự hợp tác giữa các lĩnh vực công và tư.
- Hợp tác là cần thiết cho một nền hệ sinh thái số năng động
Sự hợp tác hiệu quả đòi hỏi hướng tiếp cận toàn xã hội, với sự tham gia chung của các doanh nghiệp, tổ chức công nghệ, cơ sở giáo dục, cơ quan chính phủ và xã hội dân sự. Các cơ quan quản lý đã thể hiện sự quan tâm đến việc học hỏi có kiểm soát thông qua sự hợp tác với các lĩnh vực tư nhân và các quốc gia láng giềng.
Các sáng kiến như cơ chế quản lý thử nghiệm đòi hỏi sự hợp tác hướng tới mục tiêu chung. Cơ chế quản lý thử nghiệm trong công nghệ tài chính được đề cập trước đây là bước đầu tiên, tạo tiền đề cho các lĩnh vực khác như tài sản hay năng lượng số để tăng tốc độ cho sự đổi mới và áp dụng có trách nhiệm.
Tổng kết lại, các mục tiêu của nền kinh tế số Việt Nam phản ánh được sự cam kết của đất nước với mục tiêu chuyển đổi số. Các quy định kịp thời là một yếu tố quan trọng để đạt được mục tiêu này, với sự quan tâm mạnh mẽ từ chính phủ, các lĩnh vực tư và xã hội dân sự cần hợp tác để giảm thiệu các hệ quả không mong muốn từ công nghệ. Việc duy trì sự tương quan giữa công nghệ và chính sách là quan trọng khi đất nước tiến hành chuyển đổi số nền kinh tế.