Nền kinh tế số là một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Vào năm 2023, tổng giá trị giao dịch hàng hóa số của Việt Nam ước tính đạt khoảng 30 tỷ đô la Mỹ, tăng 19% so với năm 2022. Sự tăng trưởng này được dự đoán sẽ tiếp diễn, dưới quá trình biến đổi số trong công nghiệp và áp dụng công nghệ số trong xã hội nhanh chóng. Mặc dù quá trình này đem lại nhiều cơ hội phát triển, việc nhận ra các thách thức đi kèm cho các doanh nghiệp, nhà quyết định chính sách và xã hội là hết sức quan trọng.
Nhằm thảo luận về các thách thức và cơ hội cho nền kinh tế số Việt Nam, Viện Nghiên cứu Khoa học vì Cộng đồng đã tổ chức buổi thảo luận bàn tròn với các các bộ nhà nước, lãnh đạo doanh nghiệp, nhà khoa học và đại diện xã hội dân sự có liên quan đến sự định hình nền kinh tế số của đất nước.
Các khách mời tham dự đã nhấn mạnh về các tác động biến đổi của công nghệ trong nền kinh tế số và xã hội Việt Nam, chia sẻ các ưu tiên quan trọng để thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế số và nhấn mạnh tầm quan trọng của một hướng tiếp cận toàn xã hội để quản lý các công nghệ mới nổi.
Thành viên tham dự:
- Bà Phuong L. Nguyen, Chuyên gia Chính sách Quy định Kĩ thuật số, Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông
- Ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)
- Bà Phạm Thúy Hạnh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ
- Vũ Tiến Lộc, Cố vấn, Viện Nghiên cứu Công nghệ vì Cộng đồng
- Bà Đặng Thùy Trang, Trưởng phòng Quan hệ Công chúng, Grab Việt Nam
- Ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông
- Ming Tan, Giám đốc Điều hành Sáng lập, Viện Nghiên cứu Công nghệ vì Cộng đồng
- Bà Nguyễn Thúy Anh, Trưởng phòng Kinh tế số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương
- Bà Vũ Thị Minh Tú, Giám đốc Đối ngoại và Chính sách công, Lazada Việt Nam
- Ông Keith Detros, Giám đốc chương trình, Viện Nghiên cứu Công nghệ vì Cộng đồng
- Nguyễn Hoàng Linh, Quản lý đối ngoại, Grab Việt Nam
Những điểm chính
1) Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi kép hướng tới quá trình biến đổi số và tính bền vững về môi trường.
Trong khi các ngành kinh tế số như thương mại điện tử và du lịch trực tuyến thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số ở Việt Nam, các thành viên tham dự nhấn mạnh tầm quan trọng của sự số hóa trong các ngành công nghiệp chủ chốt như sản xuất, chuỗi cung ứng và vận tải đối với sự phát triển nền kinh tế nước nhà. Việt Nam có thể khai thác hết tiềm năng thông qua việc hỗ trợ ứng dụng công nghệ số cho nhiều ngành công nghiệp hơn, từ đó có thể tạo nên các tác động tích cực lan rộng toàn bộ chuỗi cung ứng kinh tế. Bên cạnh đó, các bên liên quan nhấn mạnh tiềm năng của giải pháp số đối với việc kích thích nền kinh tế chia sẻ và tuần hoàn, phù hợp với tầm nhìn dài hạn của đất nước về một tương lai bền vững hơn, mang lại lợi ích cho cả môi trường và nền kinh tế.
2) Quá trình biến đổi số dựa trên sự số hóa có trách nhiệm của nền kinh tế và xã hội.
Ba lĩnh vực sẽ hỗ trợ mục tiêu của Việt Nam: nền kinh tế số đóng góp 20% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2024 và 30% vào GDP cho đến năm 2030: 1) củng cố các chính sách chủ chốt; 2) phát triển tài năng số; và 3) tăng cường nhận thức xã hội để thúc đẩy sự ứng dụng của các công nghệ số.
Mặc dù đã có nhiều sự tiến triển đáng kể trong những năm gần đây, các bên liên quan đã lưu ý rằng các chính sách khuyến nghị như quy định về bảo mật dữ liệu, các biện pháp an ninh mạng và cạnh tranh trong thị trường số cần được củng cố. Các khía cạnh có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân và duy trì một môi trường số an toàn và đáng tin cậy, Bên cạnh đó, cùng với các quy định, Việt Nam cần tăng cường sự phát triển của nguồn nhân lực số. Điều này không chỉ đòi hỏi sự phát triển năng lực trên toàn xã hội mà còn trong chính phủ. Ví dụ, các sáng kiến chính phủ vẫn còn nhiều lĩnh vực cần cải thiện, từ chia sẻ dữ liệu cho đến việc cung cấp các dịch vụ công.
Cuối cùng, việc thúc đẩy sự áp dụng của công nghệ số trên toàn xã hội là quan trọng để tiếp tục khuyến khích sự đổi mới và tinh thần khởi nghiệp, đặc biệt đối với thế hệ trẻ Việt Nam.
3) Sự phối hợp và điều phối chính sách tạo nên môi trường phản ứng nhanh chóng có kiểm soát
Các bên liên quan của nền kinh tế số nhận thức được sự cần thiết của việc phối hợp và điều phối chính sách để đối phó với tình trạng “ngang hàng” của sự chuyển đổi số các thử thách phức tạp đặt ra bởi các công nghệ mới nổi. Các thành viên đã nhấn mạnh rằng sự điều phối của chính phủ giữa các bộ và ban ngành là cực kì cần thiết để tối ưu hóa quy trình lập chính sách và tạo điều kiện cho một hướng tiếp cận phản ứng nhanh chóng đối với việc quản lý nền kinh tế số Việt Nam.
Các đại diện từ khu vực tư nhân nhấn mạnh sự sẵn sàng của họ đối với việc hỗ trợ sự phát triển và thực thi của các điều luật và quy định. Việc cùng kiến tạo và hợp tác có thể thúc đẩy sự ổn định và chắc chắn trong việc vận hành môi trường và chủ động giải quyết các thách thức về mặt tuân thủ. Bên cạnh sự phối hợp giữa các cơ quan chính phủ và các đối tác công – tư, các thành viên đã nhấn mạnh sự cần thiết của sự phối hợp xuyên biên giới trong khu vực Đông Nam Á. Cùng với Hiệp định khung ASEAN về kinh tế số sắp tới, các đại diện từ hai bên lĩnh vực công và tư đều thể hiện sự quan tâm đối với các buổi chia sẻ kiến thức với các quốc gia thành viên ASEAN để chia sẻ các phương pháp tốt nhất trong việc đổi mới chính sách. Tuy nhiên, các quy định cũng cần đáp ứng kịp thời, phù hợp với mục đích và bối cảnh của Việt Nam. Cuối cùng, các thành viên cũng lưu ý rằng một nền tảng cho sự thảo luận trung thực và công bằng, được dẫn dắt bởi các viện nghiên cứu và tổ chức xã hội dân sự là cần thiết để khuyến khích việc chia sẻ kiến thức và quan điểm về cách để Việt Nam có thể mở khóa tiềm năng toàn diện của quá trình biến đổi số.